This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Wednesday, April 19, 2023

BÀI HỌC TỪ START UP

 


Ngay từ hồi còn đi học mình đã luôn cho rằng bản thân sẽ hợp với môi trường khởi nghiệp. Nghĩ vậy nên từ khi ra trường đến giờ mình đều làm việc cho startup có quy mô dưới 20 nhân sự. Đáng kể nhất có lẽ là khoảng thời gian mình tham gia một dự án “siêu startup”, khi toàn bộ team chỉ có vỏn vẹn ba thành viên bao gồm cả mình - một thực tập sinh mới tốt nghiệp còn chưa phân biệt được BHXH và BHYT là gì. Mình khi đó không khác gì một miếng bọt biển đang khô ráo, tinh tươm bỗng chốc bị ném cái cái ùm xuống biển dữ, sóng sau xô sóng trước không kịp vuốt mặt thở. Nhưng thân là bọt biển, mình vừa bơi, vừa ngụp lặn, vừa thỏa sức hấp thụ kiến thức dù không tránh khỏi đôi lần…sặc nước. Từ khoảng thời gian “vùng vẫy” này, một trong những điều mình trân quý nhất là cơ hội được làm việc trực tiếp với người sáng lập dự án/công ty. Vì là đang nuôi lớn “đứa con” của chính mình nên tinh thần và thái độ của anh chị trong công việc rất khác so với nhân viên làm công ăn lương, và điều đó đã dạy mình nhiều bài học đáng nhớ. Có những bài học dù mình đã từng nghe qua nhưng phải đến khi tự quan sát và trải nghiệm thì mới thấy thấm thía:

1. HOÀN THÀNH > HOÀN HẢO (NHƯNG SAU ĐÓ LÀ QUÁ TRÌNH LIÊN TỤC HOÀN THIỆN)
Trong công việc, cần phải đảm bảo ba yếu tố “nhanh chóng, cẩn thận, và chính xác”. Môi trường startup thì đặc biệt coi trọng yếu tố nhanh chóng vì có quá nhiều thứ phải được “sinh” ra trong một khoảng thời gian ngắn. Mình đã từng chần chừ không nộp landing page cho sếp vì nhìn mãi mà chưa thấy ưng ý. Sếp mình mắng luôn: “Đừng mất thời gian vào tiểu tiết thế. Sau này có người làm web thì sẽ giải quyết được thôi”. Thế rồi sau nhiều lần phải nhắm mắt nộp bài cho kịp deadline như vậy thì mình cũng nhận ra rằng:
- Dù chưa ưng ý thì mình cũng chưa thể nghĩ ra phương án nào tốt hơn. Thay vì trì hoãn thì hãy chấp nhận đó là phiên bản tốt nhất hiện tại, và mình thì đã cạn ý tưởng trong thời gian cho phép rồi. Chỉ bằng cách nhận feedback từ sếp và người dùng thì mình mới có thêm hướng để hoàn thiện sản phẩm.
- Ưu tiên của dự án lúc đó là gì? Là có một sản phẩm version 1, chứ không phải version hoàn hảo. Phát triển sản phẩm là một quá trình dài hơi và liên tục. Mỗi ngày mình lại chỉnh sửa một chút, thay button này, thêm shadow nọ, cải tiến dần dần. Cảm giác ý nghĩa nhất chính là khi so sánh phiên bản hiện tại với phiên bản đầu tiên và nhận ra mình đã đi được một chặng đường dài như thế nào.
Chính nhờ có sức ép tốc độ từ sếp nên mình mới học được cách thoát ra khỏi vòng lặp Sửa > Sửa > Sửa mà không CÔNG KHAI (nguồn: chị Linh Phan). Suy nghĩ trên cũng đã giúp giải phóng mình khỏi rất nhiều áp lực về các thiếu sót của bản thân và nhìn nhận nó như cơ hội để phát triển, chứ không phải là lý do để không bắt đầu. Mỗi người chúng ta cũng chính là một sản phẩm có nhiều version mà.
Một mẹo cho những lúc thấy chưa “sẵn sàng” là hãy đi tìm xem các phiên bản cũ của những thương hiệu nổi tiếng nhé. Hoá ra ai cũng có điểm bắt đầu như thế đấy!
2. THỬ THỬ THỬ. THẤT BẠI? LÀM LẠI VÀ THỬ TIẾP!
Bên cạnh sự đa nhiệm, một đặc trưng khác của startup là thử nghiệm. Sếp mình là một người cực-kì-nhiều-ý-tưởng, trong khi đám nhân viên loi nhoi bọn mình trước mỗi yêu cầu thử nghiệm mới từ sếp thì đều ngần ngừ “Có hiệu quả đâu mà làm” (tất nhiên là chỉ dám nói sau lưng). Mình hỏi: “Nhỡ không được thì sao ạ? Em nghĩ là không được đâu ạ”. Sếp trả lời tỉnh queo: “Không được thì thử tiếp thôi”.
Sự thật là sếp giao việc cho bọn mình làm không phải vì biết chắc sẽ thành công, mà chính vì không biết có được hay không nên mới phải làm thử. Còn nếu có điều gì mà sếp chắc chắn là đúng thì bởi nó đã được sếp kiểm định qua rất nhiều phép thử trước đó rồi, chỉ là mình không nhìn thấy thôi. Do đó, bài học mình rút ra được là 1. Hãy mạnh dạn thử các phương án mới và 2. Đừng vì áp lực phải thành công thì mới thử, và nếu phương án ban đầu không cho ra kết quả như mong muốn thì vẫn còn rất nhiều phương án khác nữa mà.
3. CHỦ ĐỘNG TÌM KIẾM VẤN ĐỀ
Mình tạm rút ra một quy trình trong công việc như thế này: Tìm kiếm vấn đề > tìm kiếm giải pháp > thực thi giải pháp. Thường thì mình chỉ là mắt xích cuối trong chuỗi, nghĩa là người nhận việc theo yêu cầu của sếp. Nhưng khi làm ở startup thì mình được quan sát (hoặc tham gia vào) cả hai bước trước đó. Mình đã rất bất ngờ với cách sếp mình để ý và chỉ ra vấn đề trước cả khi người dùng kịp phàn nàn. Nhân viên bình thường thì không mặn mà với hai bước đầu vì đi tìm vấn đề chẳng khác nào tìm thêm việc để làm. Nhưng mình cho rằng sự nhạy bén với vấn đề của sản phẩm chính là điểm khác biệt giữa nhân viên trung bình, nhân viết tốt và nhân viết xuất sắc. Đây cũng là cách giúp mình tìm thấy sự thú vị trong những công việc có tính chất lặp lại. Ví dụ như cho dù mình đã quen với việc tổ chức sự kiện hằng tháng cho công ty nhưng mỗi tháng mình đều cố gắng tìm thấy một điểm để cải tiến hơn so với tháng trước, từ những cái rất nhỏ như cách trình bày file hay cách gửi quà (cho dù sếp không yêu cầu).
4. TỰ TIN LÀ MỘT NHIỆM VỤ
Cả hai người sếp tại startup của mình đều là những người rất tự tin. Sự tự tin khi trình bày ý tưởng, định hướng mới cho nhân viên, hay cả khi đưa ra quyết định loại bỏ những thứ không hiệu quả ra khỏi quy trình v.v. Mình đã rất choáng ngợp (và có phần dè chừng) khi nghe những bài phát biểu của sếp vì mình vốn là một đứa tự ti, cảm thấy cái gì…chắc chắn quá là mình sẽ nghi ngờ. Sau này mình mới nhận ra là sự tự tin của sếp không chỉ là tính cách hay lựa chọn mà là điều bắt buộc phải có. Bởi nếu người đứng đầu còn không tự tin thì làm sao có thể khích động và thuyết phục cấp dưới làm theo được. Tất nhiên, sự tự tin ấy còn phải có nền tảng là năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của sếp (chứ không lại thành “nổ” mất). Mình nghĩ không phải là sếp mình không sợ thất bại, nhưng là sếp thì không được phép tỏ ra sợ hãi, ít nhất là trước mặt nhân viên của mình.
Một khía cạnh tự tin nữa mà mình rất thích ở các sếp là tâm thế: Không biết thì học. Nếu là trước đây thì mình sẽ rất xấu hổ khi phát âm sai một từ tiếng Anh hay nghe bạn bè dùng thuật ngữ nào đó mà mình không hiểu. Nhưng mình đã làm việc đủ lâu với sếp để học cách đón nhận những thiếu sót của bản thân một cách bình thản và tích cực hơn. Sếp mình dù ở chức vụ cao cũng không thể biết hết mọi thứ trên đời, nên ngay cả khi mắc lỗi trước mặt nhân viên hay đối tác thì đều vui vẻ thừa nhận “Vậy à, từ giờ anh sẽ nói đúng”. Như thế vừa không tự đào sâu thêm cái hố xấu hổ, lại vừa khéo léo thể hiện được tinh thần cầu thị. Tự tin cũng là một loại bản lĩnh đó!

CONTENT FULLSTACK - TỘI MÌNH HAY TỘI CÔNG TY?

 (Một chiếc chia sẻ rất dài, có thể mang tính cá nhân hoá và than phiền rất nhiều. Nhưng em thực sự bế tắc quá rồi ạ)


Em chào mọi người ạ, em đã ứng tuyển và làm việc tại vị trí này 1 năm. Trên tinh thần học hỏi nên lúc vừa nhận vị trí này em được vẽ ra khá nhiều viễn tưởng. FULLSTACK không phải làm nhiều việc, mà là được tiếp xúc nhiều. Nên em chọn tiếp tục đồng hành ở vị trí này cho đến giữa tháng 4 vừa qua.
Công ty em làm về mảng dược phẩm - thực phẩm chức năng. Nên có thể nói sản phầm khá thách thức vì em vừa phải đáp ứng đủ yêu cầu của sếp + vừa phải trau chuốt từ ngữ. KPI của em từng là 5 post FB/ ngày + ảnh, viết bài website, phát triển fanpage, chạy ads (nếu cần), và phát triển các nền tảng khác như: Youtube, Tiktok. Bonus những task khác như: chụp ảnh sản phẩm ( em chụp không giỏi lắm), booking mẫu + các đầu việc liên quan đến chụp sản phẩm ( em làm kịch bản và hỗ trợ). Design (canva 70%, PS cơ bản 30%)
----
🔻
NỖI KHỔ
Viễn tưởng được tiếp xúc nhiều nên ban đầu em khá năng nổ ạ, nhưng mọi thứ dần đè ngợp lên em. Vẫn tưởng sếp sẽ đồng hành cùng mình (sếp nói vì biết em thiếu kinh nghiệm thực tiễn và cả lý thuyết vẫn chưa chắc), nhưng không có sự hỗ trợ nào ngoài những buổi họp vòng vo, không giải quyết được vấn đề.
Ví dụ:
- Phát triển website nhưng không được viết bài về kiến thức dược phẩm -> sếp sợ bị phạt tiền.
- Chạy quảng cáo FB thực phẩm chức năng -> em chỉ dám chạy 3 ngày, sếp muốn chạy 1 tháng nên kết quả là đã bị khoá tính năng, mọi tội lỗi đều thành em chịu.
- KPI lý tưởng của sếp: mỗi ngày mỗi clip tiktok, mỗi tuần mỗi clip review sản phẩm, 5 bài post 1 ngày (mọi người đừng hỏi em kết quả, em không dám dùng acc chính, vì chẳng tự tin show ra cái gì cả ạ)
=> Trên thực tế, em biết cty chỉ có khả năng chi trả rất ít cho các hoạt động marketing, nhưng vì muốn nó được chỉn chu nên em cũng cố chu toàn. Chẳng hạn sếp em yêu cầu: 1 job quay và chụp/ tuần, model phải đẹp, cao từ 1m7, gầy, trắng, nhưng 3 vòng phải quyến rũ, trang phục sang trọng, makeup sắc sảo, yêu cầu bạn phải đăng ảnh trên tường, có follow cao, và cty được sử dụng hình ảnh vĩnh viễn (kpi 100 ảnh dùng được) . => thực sự em đã kiếm mòn mắt không ra ạ, vì yêu cầu PHẢI RẺ.
👉
Em đã có 4 cách xử lý trong khả năng:
- Booking thông qua môi giới/ agency
- Đề xuất / năn nỉ tăng chi phí
- Hạ thấp tiêu chí, vì TPCN về sức khoẻ mà model như hoa hậu thì đến bây giờ em vẫn thấy nó rất vô lý. (Có sản phẩm chuyên dùng cho ông bà lớn, cha mẹ lớn tuổi thì vẫn chọn model trẻ, đẹp, trắng, khoe da ạ)
- Yêu cầu sếp đưa ra mức budget cụ thể đễ dễ làm (sếp em nói sẽ không quy định mức budget để em được tự do lựa chọn option, nhưng chỉ cần sếp thấy đắt => cancel ạ)
Nhưng những hướng đề xuất của em đều chưa bao giờ được duyệt cả. Và thực sự, khi công việc quá bế tắc thì em bị ức chế, nên câu từ khi nói chuyện có vẻ đã mang tính xét đoán và chủ quan khá nhiều. => vô tình tạo cho sếp và cấp trên ấn tượng rằng em cá tính mạnh, thích tranh cãi.
Em và các bạn liên quan (editor -> chụp ảnh, hỗ trợ) được 3 job khá ổn với đầy đủ tiêu chí cho công ty. Với mức phí dưới 3 triệu -> nhưng bị chê chụp xấu, mẫu đẹp nhưng chưa chuẩn tiêu chí, phí tiền, không thấy kết quả
🥲
em sợ hãi, em gục ngã.
Hẳn nhiên, rất nhiều bạn đã rời đi với những yêu cầu tưởng có lý nhưng phi thực tế của sếp, rất nhiều người đã bỏ việc ngang (designer, editor) + tuyển người thay thế mãi không được. Em vô tình thêm việc vì làm thay 1 phần nhỏ để cho ra kết quả có thể trình lên.
-----
🔻
ĐỈNH ĐIỂM CỦA MỆT MỎI
Sếp em ra mắt sách về Tài chính, em vô tình bị bế sang làm content tài chính + dược phẩm.
- KPI lý tưởng: 4 posts/ngày, em đáp ứng được 2 + design cơ bản
🥲
=> bị so sánh trước kia 5 post được, giờ tại sao 2.
Content tài chính sếp hướng em theo hướng cung cấp lý thuyết, tạo nhu cầu. Nhưng sếp là ng nghĩ topic để em viết (gần như viết mới 80%), lượng từ 500-2k (post FB), sếp là ng chỉnh sửa và duyệt trực tiếp bài viết cho em => lúc không có kết quả, sếp lại mắng em viết quá học thuật, không ai muốn đọc
😭
=> Em đã gồng được 92 bài viết + design + quản lý và thiết kế landingpage cơ bản trong 2 tháng (chưa xuất bản được vì chưa được duyệt). Vì vô tình sao em cảm thấy hứng thú với viết về topic này, thách thức, nhưng em thấy khá vui ạ.
-----
🔻
GIỌT NƯỚC TRÀN LY
Phần này em sẽ viết dưới dạng dòng sự kiện:
- Bạn của em - Designer bị mắng là "em có làm cách đách gì đâu mà nhiều", bạn quyết định nghỉ ngang.
=> Em chưa từng bị nói, nhưng em cũng sợ mình sẽ bị nói như thế.
- Cty quyết định tuyển thêm content (em đề xuất ạ), trong quá trình tuyển dụng, em nghe được mức lương các bạn đề xuất khi nghe yêu cầu và với mức kinh nghiệm bạn có.
=> Em xuất hiện nhu cầu muốn được tăng lương => bị im lặng, cho qua, bị hướng đến tư tưởng: tuổi trẻ cần kinh nghiệm, đừng cần tiền. Em thấy cũng đúng, nên cũng tự động viên mình tiếp tục.
- Cty tuyển chỉ được 1 bạn content sau 3 tháng tuyển dụng => sau 10 ngày, bạn muốn nghỉ, với lý do: đi chăm sóc sức khoẻ tinh thần.
=> Đột nhiên em cảm thấy mình cũng muốn đi chăm sóc sức khoẻ tinh thần.
- Sếp duyệt tăng thu nhập cho em bằng cách cho em 5% hoa hồng bán sách
🥲
éc ô éc, yêu cầu em phải phát triển fanpage và 5% này sẽ được tính khi khách hàng đặt mua thêm. Tức là: bạn mua sách lần 1 không tính, bạn mua sách lần 2 thì em mới được tính (chính xác là dc 14,950 vnđ ạ). Task phát sinh: telesales, tư vấn chốt đơn, liên hệ để xác nhận đơn hàng, quản lý zalo bán sách, chăm sóc khách hàng sách.
=> em bị tâm lý khi nói chuyện điện thoại, em từ chối vì sợ làm không tốt => sếp train cho em => em miễn cưỡng nhận => em ráng, em áp lực, em khóc, em sợ, em bỏ ngang
😭
Kết quả: Hành vi bỏ ngang của em đã phải trả giá, em bị nói rất nặng. Em vô cùng đồng ý về thái độ như này không tốt chút nào, nhưng mà em bất lực rồi. Đây cũng là lần đầu tiên em bị nói như vậy, và lúc này em chỉ muốn bỏ cuộc.
-----
🔻
KHÔNG MUỐN THÌ TÌM CÁCH, MUỐN THÌ TÌM LÝ DO
Đây cũng là câu nói được sếp em đặt trước mặt em trong giai đoạn bàn giao. Em tổn thương tự trọng:
- Lương của em không đáng nhắc đến, nhưng bảo hiểm đã nói sẽ đóng cho em sau 2 tháng thử việc, hiện tại em vẫn chưa có (1 phần tại cty lập lờ nước đôi, 1 phần tại em sợ bị ràng buộc)
- Em chấp nhận bàn giao 1 tháng (dù không cần) để cty tuyển người tức là em cũng rất sợ em bỏ ngang như vậy, công ty gặp trở ngại. Kết quả là sau 1 tháng nữa vẫn không có bạn nào thay thế cả, phần nhiều vì lương thưởng thấp, và nhiều đầu việc không rõ ràng.
- Việc nhiều thật mà chẳng task nào ra task nào cả, làm không ra kết quả em cũng stress lắm em nhưng thực sự việc em có thể làm và không gian để em tiếp xúc rất hạn chế. Em vốn có thể chọn rời đi khi không đạt được những quyền lợi mình muốn. Nhưng họ biết mình muốn làm, muốn kinh nghiệm, nên cố tình bỏ qua cảm nhận của nhân viên.
------
🔻
LÀ NHÂN VIÊN LÀM TỘI CÔNG TY?
Qua thời gian trên, cũng sẽ không tránh được việc em sốc nổi, dẫn đến em phải làm nhiều đầu việc không liên quan đến JD, làm thay người khác => em đã tự mãn rằng cty thiếu em chắc khó lắm, và vô tình gây cho lãnh đạo ác cảm: "nó nghĩ nó giỏi".
Nhiều task không rõ ràng theo cảm tính của sếp lẫn em, không biết cách đo lường kết quả, không biết bắt đầu kế hoạch như thế nào vì không ai hướng dẫn/ trở ngại thời gian và không gian => sếp không thấy kết quả, sếp cho rằng mình đã làm được gì đâu mà đòi quyền lợi.
------
🔻
CONTENT FULLSTACK - TỘI MÌNH HAY TỘI CÔNG TY?
Rõ ràng là em cũng muốn làm được cái gì đó cho công ty nên mới cố gắng đến thời khắc này, nhưng em không hiểu được tại sao kết quả lại như vậy ạ? Hiện tại định hướng của em mờ mịt, tinh thần xuống cấp khá nặng. Những tưởng tiếp xúc nhiều sẽ tốt, sẽ chọn lọc được nhiều hướng đi, sẽ biết mình thực giỏi và yếu ở điểm nào. Nhưng thực sự bây giờ em khá hoang mang, không biết phải làm sao nữa.
Như vậy, có lẽ đáp án cho câu hỏi trên là:
👉
TỘI MÌNH, LẪN TỘI CÔNG TY
Em cảm ơn mọi người đã đọc ạ. Đây là một số góc nhìn khi em làm việc tại một công ty gia đình quy mô nhỏ, nói hoa mỹ là FULLSTACK, chứ thực tế em cũng không dám nhận cái danh này vì chưa thể tự mình hoàn thành tốt được mọi yêu cầu và thay thế các nhân sự có chuyên môn thực sự.
Dẫu biết nếu không nhận được kiến thức/kinh nghiệm, thì mình cũng sẽ có trải nghiệm hơn trước đây rất nhiều. Nhưng hiện tại em không biết phải làm thế nào cho đúng nữa, mong bài viết này sẽ nhận được lời bình và góp ý từ phía anh chị về hướng đi, cũng như chia sẻ về ngành ạ.
Em cảm ơn admin đã duyệt bài và chúc mọi người một ngày vui vẻ!