Sunday, April 7, 2019

Danh sách kiểm tra tối ưu hóa SEO cho một website mới

Khi bắt đầu làm SEO chắc chắn ai cũng rất mông lung, mơ hồ với khái niệm chuẩn SEO và thậm chí không biết mình đã làm được gì, còn gì chưa tốt. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ đến các bạn danh sách kiểm tra tối ưu hóa SEO cho một website mới với 4 mục chính!

danh_sach_kiem_tra_chuan_seo
Bài viết này của tôi sẽ hướng dẫn các bạn cần phải làm gì để đạt được một kết quả SEO tốt nhất cho website mới. Trước khi bạn khởi động một website mới, hãy cố gắng kiểm tra kỹ các yếu tố dưới đây để có thể đạt được một kết quả SEO tốt nhất, lâu dài nhất!

1. Từ khóa xuất hiện trên URL và nội dung của bạn:

Công việc đầu tiên mà bạn cần làm khi xuất bản một nội dung mới đó là nghiên cứu từ khóa. Có rất nhiều cách và nhiều công cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu từ khóa như sử dụng Google Keyword Planner,… Bạn cần nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng rồi từ đó lên sơ đồ sử dụng từ khóa trên URL và nội dung bài viết.
nghien_cuu_tu_khoa

2. Website dễ dàng cho bot tiếp cận và crawl, thân thiện với người dùng:

website_than_thien_voi_bot_va_nguoi_dung

Đầu tiên bạn cần phải đảm bảo rằng code website đã thân thiện với công cụ tìm kiếm. 

Để kiểm tính thân thiện với công cụ tìm kiếm bạn có thể sử dụng các công cụ như Screaming Frog hoặc Google Search Console. Đối với Google Search Console đã làm SEO hay quản trị website chắc chắn bạn không thể bỏ qua công cụ này, nó rất tuyệt vời và được cung cấp hoàn toàn miễn phí bởi ông trùm tìm kiếm số 1 thế giới Google. Screaming Frog có lẽ sẽ nhiều người chưa biết đến, so với Google Search Console thì mình cũng không thích bằng vì nó không có tiếng Việt nên việc sử dụng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt với ngôn ngữ chuyên ngành, Google nó dịch thì lại siêu củ chuối luôn. 
Bạn có thể sử dụng Moz Pro , hoặc OnPage.org để kiểm tra website của bạn xem có chắc chắn rằng công cụ tìm kiếm có thể thu thập được tất cả dữ liệu của web hay không, đặc biệt các công cụ này sẽ giúp bạn phát hiện nội dung trùng lặp, nội dung kém chất lượng trên website, các liên kết bị hỏng,…

Nội dung thân thiện với người dùng, phù hợp với tất cả các thiết bị:

Sau khi đã đạt chuẩn được mức độ thân thiện với công cụ tìm kiếm, bạn cần kiểm tra xem website có đưa lại trải nghiệm sử dụng tốt cho người dùng hay không, có tương thích với tất cả các thiết bị và trình duyệt hay không.
Tất cả các công cụ như máy tính để bàn, điện thoại di động thông minh hay máy tính bảng,.. đều phải tương thích với website của bạn. Các trình duyệt như Chrome, Firefox hay Opera,… đều có thể truy cập vào website của bạn.

Tăng tốc độ tải website:

tang_toc_do_tai_trang
Google đã khẳng định tốc độ tải trang có ảnh hưởng đến việc xếp hạng các website của họ trên Google Search. Rất nhiều nghiên cứu cho rằng hơn 70% khách hàng sẽ thoát ngay lập tức nếu tốc độ tải website của bạn lớn hơn 3 giây!
Để kiểm tra tốc độ website xem được tốt chưa, còn lỗi gì bạn có thể sử dụng PageSpeed Insights là công cụ được phát triển và cung cấp miễn phí bởi Google.
Tối ưu hóa làm sao mà trên 85 điểm là tốt lắm rồi, không nên tham điểm quá mà bỏ hết hiệu ứng của web đi cũng không tốt đâu nhé các bạn.

3. Cài đặt và sử dụng các công cụ theo dõi quan trọng:

Có rất nhiều công cụ để theo dõi website của bạn qua các chỉ số giúp bạn đánh giá được tốc độ phát triển website như:

Google Analytics:

Đây là công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ webmaster nào, cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể sử dụng thêm một số công cụ khác như Piwik hay Omniture để có thêm sự phân tích các dữ liệu từ Google Analytics sâu hơn. 

Công cụ theo dõi thời gian hoạt động:

Pingdom đưa lại số liệu thống kê rất chi tiết cho một website mới phát triển. Bạn được dùng thử miễn phí 14 ngày đối với phiên bản chuyên nghiệp sau đó cần trả phí để có thể tiếp tục dùng.

Nhắm mục tiêu và tiếp thị lại:

Bạn có thể không thực hiện một chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ ngay từ đầu nhưng bạn cần chắc chắn rằng website phải có mã theo dõi hành vi của khách hàng trên website để có thể tiếp cận lại họ dễ dàng sau này. 
Ngay từ những ngày đầu khi công khai website bạn cần chắc chắn rằng có đặt mã theo dõi pixel của Facebook và Google lên website của bạn. 
Kỹ thuật tiếp thị lại ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, có được những khách hàng trung thành điều này không có lợi nhuận nào sánh được. 
Để biết về kỹ thuật tiếp thị lại trên Google Adwords các bạn có thể tham khảo thêm theo link sau: https://support.google.com/adwords/answer/2453998?hl=vi

Cài đặt một số cảnh báo thương hiệu:

Google  Alerts cung cấp hoàn toàn miễn phí nhưng đó không phải là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Để chuyên nghiệp bạn nên đầu tư Moz Pro hoặc Fresh Web Explorer Alerts để được cung cấp dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra Mention.net, Talkwalker hay Trackur cũng là các dịch vụ tương đối uy tín.

Google Search Console

Webmaster Tool do Google phát triển cung cấp đến cộng đồng hoàn toàn miễn phí. Đây là một công cụ rất hữu ích, chắc không webmaster nào bỏ qua. Google sẽ cung cấp các dữ liệu như số liên kết về website của bạn, truy vấn người dùng tìm kiếm đến bạn bằng cách nào, các lỗi dữ liệu trên website,…

Moz/Ahrefs/SEMRush/Searchmetrics/Raven/etc

Đã làm SEO nhất định bạn cần các công cụ để theo dõi thứ hạng thường xuyên, số lượng backlink đã xây dựng được,,… Moz, Ahrefs, SEMRush, Searchmetrics, hoặc Raven đó là những công cụ được dân seo sử dụng phổ biến để phân tích quá trình phát triển website cũng như nhận định đánh giá  đối thủ để đưa ra đường lối đúng đắn.

Mạng xã hội và thông tin cá nhân của website:

Trước khi khởi động website của bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã có tài khoản Facebook, Pinterest, Youtube, SlideShare,… Đó là một điều rất quan trọng để khẳng định thương hiệu của bạn. Dù bạn có thể nói tôi không dùng SlideShare hay Pinterest,… tuy nhiên bạn hãy vẫn cứ tạo các trang mạng xã hội này và đưa thông tin website của bạn lên.
Nếu các bạn đọc bài viết bảng tuần hoàn SEO của tôi các bạn sẽ thấy nếu trang web được chia sẻ càng nhiều lên mạng xã hội thì sẽ càng tốt cho SEO. Google nói rằng mạng xã hội không phải là một yếu tố trong thuật toán của họ nhưng nó vẫn là một tín hiệu tốt giúp bạn được đánh giá cao hơn!.
Vì vậy, dù bạn có không dùng mạng xã hội nào đó thường xuyên bạn hãy cố gắng vẫn tạo ra tài khoản để khẳng định thương hiệu website của bạn!

Schema, Rich Snippets, OpenGraph, etc

danh_sach_kiem_tra_chuan_seo
Schema là một dự án hợp tác giữa các công cụ tìm kiếm nhằm đưa ra các kết quả tìm kiếm thống nhất qua một số dữ liệu cấu trúc. 
Ngày nay, chúng ta thấy rất nhiều website được hiển thị trên Google Search với các biểu tượng đặc biệt như đánh giá của người dùng 5 sao,… đó là Rich Snippets.
Hãy chắc chắn rằng website của bạn có sử dụng dữ liệu có cấu trúc, điều đó vừa giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung website của bạn nói về vấn đề gì, vừa giúp bạn thêm nổi bật hơn so với các kết quả tìm kiếm khác,
Nếu bạn đang sử dụng OpenGraph, tôi tin rằng bạn cũng sẽ làm việc chính xác trên LinkedIn và các dịch vụ khác như thế. Vì vậy, đó là những lựa chọn tuyệt vời.

4. Kế hoạch tiếp thị cộng đồng và xây dựng liên kết:

Một trong những điều đầu tiên chúng ta biết về SEO đó là phải xây dựng liên kết cùng rất nhiều yếu tố, tín hiệu xếp hạng khác nữa để có được một xếp hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.
Câu hỏi đặt ra là bạn muốn một ngày, một tuần hay thậm chí là một tháng ra mắt thành công website bạn cần làm gì?

Ai giúp bạn quảng bá website?

Đó là bạn bè, gia đình của bạn. Hay là các blogger đang quan tâm về chủ đề của bạn, họ cần có nguồn thông tin chính xác và chất lượng. Họ là những nhà báo muốn đăng các thông tin hữu ích đến cộng đồng,…
Hãy cố gắng tìm kiếm, liên hệ các người thân, những người đang tìm hiểu về chủ đề của bạn và bắt đầu nhờ họ quảng cáo website cho bạn.
Khi nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng, bạn không chỉ nhận được sự quảng bá thương hiệu mà còn được các liên kết tự nhiên cực chất lượng từ đó dễ dàng đưa website lên một tầng cao mới với một khởi đầu đầy tốt đẹp
Chúc các bạn thành công!

0 comments:

Post a Comment